Tư vấn lựa chọn máy quét mã vạch

Liên hệ

  • Máy quét mã vạch - công cụ hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực: kinh doanh, bán hàng, y tế, quản lý kho xưởng,...
  • Nâng cao kiến thức về mã vạch
  • Giúp bạn lựa chọn được chiếc máy quét mã vạch chất lượng và phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng
  • Bảo hành:

Điện thoại

0902 966 221

   

Hướng dẫn lựa chọn máy quét mã vạch

      Máy quét mã vạch - công cụ hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực: kinh doanh, bán hàng, y tế, quản lý kho xưởng,...Vậy làm thế nào để lựa chọn một máy quét mã vạch vừa chất lượng lại phù hợp với mục đích sử dụng? Tuki xin chia sẻ với bạn những lưu ý khi lựa chọn máy quét mã vạch như sau:

      1. Công nghệ quét

       Hiện nay, có 2 công nghệ cơ bản được sử dụng trong máy quét mã vạch đó là công nghệ Laser và công nghệ CCD.

         a. Máy quét mã vạch tia CCD

            Công nghệ CCD là một công nghệ quét an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Các máy quét dạng này thường bền bỉ, chống va chạm cao.     

         b. Máy quét mã vạch tia Laser:

            Ưu điểm của máy quét laser là có độ chính xác cao, khoảng cách quét xa

            Tuy nhiên, so với  CCD thì laser kém hơn về các mặt sau:

  • CCD sử dụng đèn led nên tuổi thọ cao hơn Laser đến 10 lần. Đây là lí do mà các máy quét Laser yếu đi nhiều sau khoảng 1 năm sử dụng
  • CCD không có cơ cấu chuyển động nên chống va đập tốt hơn nhờ đó độ bền cao hơn
  • CCD cho tốc độ quét cao hơn: 300-400scan/s so với 100-200scan/s của Laser
  • CCD an toàn hơn với mắt người so với Laser

 

      2. Loại mã code máy quét mã vạch sử dụng

      Máy quét mã vạch 1D (mã 1D là các sọc đen trắng, dài thon, xếp theo hàng ngang) sử dụng công nghệ tia laser hoặc công nghệ chụp ảnh tuyến tính. Máy quét được các loại mã vạch 1D như code 128, code 39 (trong siêu thị, shop hàng hóa); UPC, EAN (trong vận chuyển quốc tế)…

      Máy quét mã vạch 2D (mã 2D là ma trận điểm ảnh - ma trận vuông trắng đen) có sức chứa dữ liệu lớn, sử dụng để quét các mã như Data matrix, QR code, PDF-417…
Khi quét, nếu máy bắn ra tia sáng hẹp và dài thì đó là máy quét 1D, còn nếu máy bắn ra tia sáng chùm, thì đó là máy quét 2D.

      Trước khi chọn mua có thể chuẩn bị trước một số mẫu mã vạch thường dùng để kiểm tra máy. Tùy vào nhu cầu và lĩnh vực kinh doanh của đơn vị, bạn có thể chọn những máy quét đơn tia hoặc đa tia; có trang bị thêm cổng USB, COM, Keyboard; chế độ quét (tự động hay thủ công)…

 

      3. Mục đích sử dụng

     Tùy mục đích sử dụng của máy quét mã vạch mà nhà sản xuất sẽ thiết kế và trang bị cho chúng những chức năng riêng phù hợp với từng điều kiện làm việc cụ thể.

     - Máy quét dùng trong cửa hàng bán lẻ, văn phòng: nên sử dụng máy công nghệ laser, thời gian quét nhanh, chính xác (1-3 giây/lần).
     - Máy quét trong kho bãi: đòi hỏi phải bền, tránh được bụi, quét được nhiều sản phẩm, thời gian quét dài, mã vạch quét chủ yếu là UPC/EAN. Những máy quét 2D và PDF có kết hợp thêm công nghệ không dây như Radio hoặc Bluetooth là lựa chọn phù hợp.
     - Máy quét trong môi trường công nghiệp (tính tự động hóa cao): cần những máy có độ chính xác cao, quét nhanh và rộng. Thường sử dụng máy quét Laser đa tia (32 tia), được cố định đứng yên..

     4. Giá cả và hãng sản xuất

     Thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu máy quét mã vạch. Đồng thời, cũng rất đa dạng về mẫu mã và giá cả.

- Từ 1 triệu đến 3 triệu: các bạn có thể tìm mua máy quét mã vạch cầm tay và tự động như: Teki TK10, Teki TK100, Teki TK500, Teki TK20, Teki TK22,... Những mẫu này phù hợp cho các của hàng, siêu thị mini,..

      - Từ 3 triệu đến 5 triệu: Hãy tham khảo các mẫu máy quét sau: Teki TK32, Symbol DS9208, Honeywell MS7120,  là những máy có độ bền cao và tốc độ đọc nhanh phù hợp với siêu thị/cửu hàng lớn, tiệm thuốc, hiệu sách,...

      - Trên 5 triệu: là những mẫu máy quét đạt tiêu chuẩn công nghiệp cao quét được những vật cồng kềnh phù hợp với quản lý kho bãi,..như: Teki TK1500, Teki TK3000, Teki TK55, Honeywell 1981i, ...